Răng khôn mọc ngầm là một trường hợp mọc răng khôn phổ biến và có nguy cơ ảnh hưởng xấu tới sức khỏe răng miệng. Vậy làm sao biết răng khôn mọc ngầm và phương pháp nào nhổ răng khôn mọc ngầm an toàn? Mời bạn theo dõi thông tin trong bài viết sau đây
Răng khôn mọc ngầm là gì?
Răng khôn thuộc nhóm răng cối hay răng hàm lớn thứ 3 mọc lên khi chúng ta bước vào độ tuổi trưởng thành từ 17 – 25 tuổi. Chính bởi mọc sau khi xương hàm đã phát triển hoàn thiện nên răng khôn thường không có đủ không gian để mọc lên bình thường như các răng khác. Tất nhiên vẫn có các răng khôn mọc thẳng bình thường nhưng trường hợp răng khôn mọc lệch chiếm đa số.
Răng khôn mọc ngầm là một dạng răng khôn mọc bất thường khi mà chiếc răng không thể trồi lên do nhiều nguyên nhân như:
- Phần vạt nướu trưởng thành quá dày khiến cho răng khôn không thể tách nướu để mọc ra ngoài.
- Răng khôn mọc nghiêng các góc độ như 45 độ, 90 độ thường không nhô ra ngoài mà có xu hướng đụng chạm vào răng bên cạnh.
- Răng khôn mọc bị kẹt vào xương hàm không mọc ra được.
Nhận biết răng khôn mọc ngầm như thế nào?
Răng khôn mọc ngầm không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà cách để phát hiện chính xác nhất sự tồn tại của răng khôn và tình trạng răng mọc đó là chụp X-Quang. Ngoài ra, bạn có thể nghi ngờ mình có răng khôn mọc ngầm nếu có một trong các dấu hiệu sau đây:
– Sưng đỏ nướu: Răng khôn mọc ngầm khiến nướu bị sưng, quan sát thấy đỏ tấy. Nếu răng khôn mọc ở hàm trên khó quan sát bạn có thể dùng lưỡi để cảm nhận nướu bị sưng cục, vướng cộm.
– Cảm giác đau nhức, ê buốt: Nếu răng khôn mọc ngầm theo các phương hướng va chạm vào răng bên cạnh, bạn sẽ cảm thấy đau nhức âm ỉ, ê buốt thậm chí đau đầu và đau thái dương.
– Hôi và đắng miệng: Răng khôn mọc khiến cho quá trình vệ sinh răng khó khăn, thức ăn và vi khuẩn dễ tích tụ ở vị trí nướu sưng cộm dẫn tới tình trạng hôi miệng.
Răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không?
Răng khôn mọc ngầm là tình trạng mọc răng khôn nguy hiểm, tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến chứng có hại cho sức khỏe răng miệng. Các tác hại của răng khôn mọc ngầm có thể kể đến như
– Ảnh hưởng đến răng bên cạnh và cấu trúc hàm răng: Răng khôn mọc ngầm theo các phương hướng xô lệch có nguy cơ cao va chạm đến răng bên cạnh là răng số 7. Từ đó dẫn tới tình trạng đau nhức triền miên, biến chứng u nang chân răng, tiêu xương răng số 7 khiến răng lung lay, dễ gãy rụng, thậm chí xô lệch cả hàm.
– Sưng viêm nướu: Răng khôn mọc ngầm khiến nướu bị kích thích kéo dài, thường xuyên trong tình trạng sưng và dễ viêm nhiễm, tổn thương do quá trình ăn nhai tác động vào phần mềm này.
– Ảnh hưởng tới dây thần kinh: Đây cũng là một biến chứng nghiêm trọng của răng khôn mọc ngầm khi răng khôn phát triển và không mọc thoát được ra ngoài sẽ chèn ép các dây thần kinh xung quanh, nguy cơ dẫn tới rối loạn phản xạ và cảm giác vùng má, môi, cằm…
Tất nhiên, có một số trường hợp răng khôn mọc ngầm không gây ra biến chứng gì, chúng chỉ mọc chìm yên lặng trong hàm nhưng thực tế những trường hợp này chiếm số ít. Nếu răng khôn mọc ngầm nhưng mọc thẳng, chỉ bị che lấp bởi vạt nướu thì bác sĩ chỉ cần phẫu thuật mở nướu để răng mọc thoát ra ngoài.
Còn lại, các trường hợp cần thiết phải nhổ răng, bác sĩ sẽ dựa trên kết quả thăm khám bề ngoài và phim chụp X- Quang để tư vấn có nên nhổ răng hay không.
Có những người có răng khôn mọc ngầm nhưng không hề gây đau nhức hay biểu hiện ra ngoài nhưng bác sĩ nha khoa vẫn chỉ định nhổ bỏ do tiềm ẩn những mối nguy cho sức khỏe răng miệng trong tương lai.
Nhổ răng khôn mọc ngầm có nguy hiểm không?
Nhổ răng khôn mọc ngầm đòi hỏi cần mổ nướu, rạch nướu, cắt nhỏ chân răng, khâu vá nướu… vì thế, nhổ răng mọc ngầm được xếp vào hình thức một loại phẫu thuật. Bạn cần hiểu rằng, trong y khoa phẫu thuật là một kỹ thuật điều trị có thể tiềm ẩn rủi ro và phẫu thuật nhổ răng mọc ngầm cũng không ngoại lệ.
Sau đây là một số rủi ro có thể xảy ra khi tiến hành nhổ răng khôn mọc ngầm:
Chảy nhiều máu kéo dài
Quá trình nhổ răng làm đứt các mạch máu nhỏ bao quanh tổ chức chân răng nên chảy máu là điều tất yếu. Tuy nhiên, một số ca nhổ răng khôn có thể gây ra tình trạng mất máu kéo dài khiến người bệnh choáng váng, thậm chí ngất xỉu, cần xử lý kịp thời.
Nhiễm trùng sau khi nhổ răng
Do nhiều nguyên nhân như quá trình nhổ răng không đảm bảo vô trùng, vết thương bị nhiễm khuẩn hoặc do chăm sóc hậu nhổ răng không tốt dẫn đến tình trạng nhiễm trùng. Nếu gặp phải biến chứng nhiễm trùng sau khi nhổ răng bạn sẽ cảm thấy đau nhức kéo dài kèm theo sốt, mệt mỏi, vết thương sưng đau, chảy mủ… Nếu không xử lý sớm sẽ khiến nhiễm trùng lan rộng hoặc nhiễm khuẩn huyết vô cùng nguy hiểm.
Ảnh hưởng tới dây thần kinh
Răng khôn mọc ngầm là một dạng răng mọc lệch phức tạp, chiếc răng mọc sai có thể chèn ép hoặc nằm rất gần các dây thần kinh điều khiển cảm giác của hàm, lưỡi, má, cơ mặt… Nếu xảy ra sai xót về kỹ thuật trong quá trình nhổ răng có thể đụng chạm tới các dây thần kinh quan trọng gây ra các biến chứng như rối loạn cảm giác, liệt dây thần kinh tạm thời…
Tất nhiên những biến chứng nguy hiểm của phẫu thuật nhổ răng khôn được nêu ở trên đây không quá phổ biến. Chúng ta có thể kiểm soát các rủi ro có thể xảy ra khi nhổ răng khôn mọc ngầm bằng cách chọn lựa cơ sở nha khoa uy tín, bác sĩ có trình độ tay nghề cùng với quy trình nhổ răng đảm bảo vô trùng.
Các phương pháp nhổ răng khôn mọc ngầm
Nhổ răng khôn mọc ngầm là một loại tiểu phẫu nha khoa mà hầu hết các bệnh viện, phòng khám nha đều có dịch vụ này. Tuy nhiên phương pháp, quy trình nhổ răng khôn mọc ngầm ở mỗi cơ sở điều trị nha khoa không hẳn giống nhau.
Có nơi nhổ răng khôn theo phương pháp truyền thống, có nơi áp dụng công nghệ siêu âm hiện đại để nhổ răng cho khách hàng. Cùng tìm hiểu chi tiết ưu nhược điểm của từng phương pháp trong phần sau.
Nhổ răng khôn mọc ngầm theo phương pháp truyền thống
Hiện nay đa số các cơ sở điều trị nha khoa vẫn áp dụng phương pháp nhổ răng truyền thống sử dụng các dụng cụ như kìm, bẩy, mũi khoan để nhổ răng khôn. Theo phương pháp này, bác sĩ sẽ gây tê, vệ sinh vị trí phẫu thuật, tiến hành mở nướu và bóc tách các mô mềm xung quanh chiếc răng. Sau đó dùng dụng cụ làm đứt dây chằng giữ răng và từ từ nhổ bỏ chiếc răng khôn.
Có thể thấy, nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thống chủ yếu sử dụng lực tác động bằng tay và dễ khiến vùng tổn thương rộng gây chảy nhiều máu và sưng đau nặng nề sau khi nhổ răng.
Nhổ răng khôn mọc ngầm sử dụng sóng siêu âm
Việc ứng dụng sóng siêu âm trong kỹ thuật nhổ răng thực sự là một cải tiến đáng giá trong ngành giúp cho quá trình nhổ răng khôn diễn ra nhanh chóng, chính xác và ít đau đớn gấp nhiều lần phương pháp truyền thống.
Trong phương pháp này, bác sĩ sẽ dùng sóng siêu âm trong các công đoạn bóc tách các tổ chức bám quanh răng để nhổ chiếc răng khôn ra một cách dễ dàng. Máy siêu âm sẽ chỉ bóc tách những mô mềm, dây chằng bám dính quanh răng cần nhổ khiến cho mức độ tổn thương các mô và dây thần kinh giảm đi. Từ đó làm giảm đau và hạn chế mất máu nhiều khi nhổ răng.
Khi vùng tổn thương khi nhổ răng bị thu hẹp thì thời gian hồi phục, tự chữa lành vết thương cũng diễn ra nhanh hơn.
Đặc biệt, sau khi nhổ răng bạn sẽ ít bị sưng phù mặt và cảm giác tê bì kéo dài như nhổ răng truyền thống.
Nhược điểm duy nhất của phương pháp nhổ răng khôn bằng phương pháp siêu âm đó là bạn cần chi phí một khoản tiền lớn hơn so với nhổ răng truyền thống. Mỗi ca nhổ răng khôn sử dụng máy siêu âm tùy vào mức độ khó và chính sách giá của đơn vị nhổ răng sẽ có giá thành từ 700.000 đ – 3.000.000 đ.
Lưu ý quan trọng khi nhổ răng khôn mọc ngầm
Những việc cần làm trước và ngay sau khi nhổ răng khôn mọc ngầm
Nhổ răng khôn là một cuộc tiểu phẫu có bị mất máu và ảnh hưởng tới dây thần kinh nên trước khi thực hiện, bạn cần chuẩn bị một sức khỏe tốt và tâm lý vững vàng.
Khai báo với bác sĩ tiền sử bệnh tật, dị ứng, thuốc đang sử dụng để phòng tránh các biến chứng có thể gặp phải khi nhổ răng khôn.
Nên tới phòng khám nha để thực hiện khám và nhổ răng vào buổi sáng để dễ dàng kiểm soát các vấn đề có thể xảy ra trong ngày.
Ngay sau khi nhổ răng cần tuân thủ hướng dẫn cầm máu của bác sĩ như ngậm chặt miếng gạc cho tới khi máu đông.
Nếu cần dùng thuốc hãy thực hiện đúng chỉ định của bác sĩ bởi vì các loại thuốc kê toa phổ biến cho người mới nhổ răng thường là kháng sinh hoặc thuốc giảm đau. Sử dụng quá liều hoặc bỏ liều các loại thuốc này sẽ gây tác dụng phụ nguy hiểm.
Chăm sóc vết thương và lưu ý khi ăn uống sau khi nhổ răng khôn
Sau khi nhổ răng bạn vẫn cần giữ vệ sinh răng miệng để vi khuẩn không xâm nhập gây ra các nhiễm trùng trong khoang miệng. Tuy nhiên chỉ nên súc miệng nước muối loãng thay vì chải răng kỹ càng như mọi ngày.
Nên nghỉ ngơi tránh làm việc nặng khi mới nhổ răng để hạn chế tác dộng lực lên vết thương, gây chảy máu và lâu lành thương.
Chỉ ăn thức ăn mềm, loãng và tăng cường bổ sung các chất dinh dưỡng giúp các vết thương nhanh liền như chất đạm, vitamin C…
Nhổ răng khôn mọc ngầm ở đâu không đau, an toàn?
Mọc răng khôn là tình trạng răng miệng mang đến nhiều phiền toái và càng khiến bạn lo lắng hơn khi răng khôn không mọc thẳng và mọc lệch, mọc ngầm. Tốt nhất nếu thấy các dấu hiệu mọc răng khôn, bạn hãy tìm ngay một địa chỉ khám và điều trị nha khoa uy tín để khám và xử lý sớm răng khôn, chấm dứt những cơn đau dai dẳng và nguy cơ răng khôn tổn hại sức khỏe răng miệng.
Nếu như việc tìm kiếm một địa chỉ nhổ răng khôn uy tín đang làm khó bạn, hãy tới Nha Khoa Thúy Đức – địa chỉ nhổ răng khôn không đau và an toàn tại Hà Nội.
Những ưu điểm nổi bật về quy trình nhổ răng khôn tại Nha Khoa Thúy Đức
- Đội ngũ bác sĩ trực tiếp thực hiện nhổ răng có chuyên môn cao, tay nghề giỏi.
- Đội ngũ nhân viên tư vấn nhiệt tình, chăm sóc tận tâm.
- Nhổ răng được thực hiện với công nghệ máy siêu âm piezotome nhanh gọn, không đau, an toàn.
- Quy trình nhổ răng đảm bảo tiêu chuẩn vô trùng của Bộ Y Tế.
- Không gian khám và điều trị răng miệng rộng rãi, thoáng sạch.
Hãy liên hệ ngay phòng khám Nha Khoa Thúy Đức để được tư vấn và đặt lịch khám, nhổ răng khôn.